lựa chon cấu hình máy tính tốt giá rẻ

    1. 100,000 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      7979
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      72 thích minh nguyệt , Tp Hồ Chí Minh
    6. Thông tin:
      7/8/15, 626 Đọc

  1. hôm nay cùng học dựng phim .vn cùng sắm một bộ máy tính thật mạnh để cho việc dựng phim mà không tốn quá nhiều tiền.
    – CPU thật mạnh hay thật nhiều RAM chưa phải là yếu tố quyết định tất cả! Đa số mọi người đều phí tiền vô ích cho việc chọn mua những con CPU có sức mạnh thừa thãi so với công việc của mình, trong khi dung lượng RAM thì lại thiếu trầm trọng (ví dụ: bạn dùng ứng dụng văn phòng và lướt Web với thói quen mở hàng chục Tab cùng lúc nhưng chọn mua CPU tầm cỡ Core i5 / i7 mà chỉ có 2 hoặc 4GB RAM). Lựa chọn như trên là sai lầm, vì nếu bạn mở Task Manager / mục Peformance ra xem thử thì sẽ thấy lúc này CPU hoạt động chỉ khoảng 20 -30% sức mạnh thôi, trong khi RAM thì bị ngốn gần hết. Hoặc ngược lại, cũng có khá nhiều bạn tin rằng cứ thật nhiều RAM thì máy sẽ “mạnh vô đối” (cái này hồi xưa mình cũng bị nè, nhớ hồi đó máy có “đến tận” 4GB RAM cơ nên đi khoe với thằng nhóc nhà bên là “máy tao mạnh vô địch xóm này”, đến khi nó qua check thì cười vào mũi cho là “Máy mày chạy con CPU cùi bắp, chỉ chơi được Mario và xếp hình thôi cu ơi!!!” >_<). Nói dài dòng như vậy, cũng chỉ mong các bạn khắc cốt ghi tâm 1 điều là CẤU HÌNH CÂN ĐỐI GIỮA CÁC LINH KIỆN MỚI LÀ TỐT NHẤT (nhắc lại lần thứ mấy rồi ấy nhỉ ^_^). Hãy tham khảo thông tin từ những người sử dụng máy tính có nhu cầu làm việc tương đương với bạn để ước lượng được cấu hình phù hợp.

    [​IMG]
    CPU và Ram – 2 bộ phận hay bị “hiểu lầm” nhất trong thùng máy tính

    – Khi chọn mua Mainboard (bo mạch chủ), đừng chạy đua theo các công nghệ và tính năng được quảng cáo tâng bốc tận mây xanh nhưng thật ra lại không cần thiết! Nào là “3 lớp đồng nguyên chất”, “thiết kế áo giáp giải nhiệt, chống nước và độ bền tiêu chuẩn quân sự”, hay thường được hô hào nhất là có “Khả năng OC siêu cấp” bla bla bla…. Bạn sẽ mất thêm khá nhiều tiền cho những tính năng như vậy, trong khi lẽ ra có thể dùng số tiền đó để chi trả cho những linh kiện khác nữa. Hãy tập trung vào 5 yếu tố quan trọng nhất khi mua Mainboard là: Có hỗ trợ chuẩn socket (chân cắm) cho dòng CPU bạn muốn sử dụng không? (Có khá nhiều chuẩn socket khác nhau, hãy tham khảo website của nhà sản xuất để biết chính xác CPU của mình thuộc chuẩn nào). Dung lượng RAM hỗ trợ tối đa có đủ dùng cho bạn (cả ở hiện tại và trong vòng ít nhất 2 năm tới) không? Số lượng cổng SATA để gắn ổ cứng có đủ dùng không? Nếu bạn dự tính sử dụng nhiều card màn hình, hãy xem mainboard có đủ số khe cắm PCI và hỗ trợ tính năng đó không? Và cuối cùng là hãng sản xuất Mainboard này có chế độ bảo hành đáng tin cậy hay không? (Vì đây là linh kiện khá phức tạp, lại đóng vai trò cực kỳ quan trọng là kết nối mọi linh kiện trong thùng máy lại với nhau, nên nếu Mainboard có bất kỳ trục trặc gì thì sẽ rất khó xác định nguyên nhân gây lỗi, khi đó thì bạn sẽ cần được hỗ trợ và bảo hành chu đáo đấy).

    [​IMG]
    Mainboard – thành phần quan trọng kết nối mọi linh kiện khác trong máy tính lại với nhau

    – Ổ cứng SSD ra đời đã mang lại những thay đổi ngoạn mục về hiệu năng! Tuy giá ổ SSD hiện nay đã rẻ hơn rất nhiều so với khi mới xuất hiện, nhưng vẫn còn hơi cao so với mặt bằng chung. Giải pháp hợp lý nhất thời điểm hiện tại là bạn hãy mua 1 ổ SSD có dung lượng 60 GB (hoặc lý tưởng nhất là 120 GB) dùng làm ổ cài đặt hệ điều hành và phần mềm. Các ổ HDD bình thường thì để chứa dữ liệu. Điều này sẽ khắc phục được 1 nhược điểm mà ngay cả những cỗ máy tính cao cấp trước giờ vẫn gặp phải – đó là hiện tượng “nghẽn cổ chai” do dữ liệu truy xuất từ ổ cứng HDD không đáp ứng kịp tốc độ xử lý. Bây giờ đã có SSD rồi thì bạn sẽ thấy tốc độ máy tính của mình nhanh đến ngạc nhiên. [​IMG]

    [​IMG]
    Ổ cứng SSD chuẩn Sata (bên trái) và chuẩn PCI-E (bên phải)

    – Bộ nguồn (Power Supply) là trái tim cung cấp điện năng cho toàn bộ cỗ máy tính. Một trái tim khỏe sẽ giúp cơ thể ổn định và sống thọ hơn. Với máy tính cũng vậy, bộ nguồn tốt và có công suất phù hợp sẽ giúp linh kiện hoạt động bền bỉ, tránh được mọi nguy cơ như rò điện, sụt áp, dòng điện không ổn định… Chỉ mua những bộ nguồn có công suất thực (được chứng nhận tiêu chuẩn 80 Plus) và có thương hiệu uy tín (Corsaire, Cooler Master, AcBel, Themaltake, FSP…), tuyệt đối tránh những hàng “no-name” không rõ nguồn gốc xuất xứ. Hãy chọn mua bộ nguồn có công suất chịu tải lớn hơn ít nhất 30% so với tổng công suất máy tính của bạn (ví dụ: nếu máy tính có tổng công suất là 300W, hãy chọn bộ nguồn có công suất thực khoảng 400W trở lên).
     
    sirowani

    sirowani Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    8 | Xem tất cả
    Được thích:
    0

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này