shopee sale

Tiết lộ 7 rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng

    1. 0 VNĐ
    2. bấm xem số
    3. ID Tin rao:
      152693
    4. Tình trạng:
      Chưa có
    5. Khu vực:
      Stellar Garden , Chưa có
    6. Thông tin:
      20/5/24, 152 Đọc

  1. Rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp hiện nay quan tâm. Trong bài viết này phần mềm MKT sẽ bật mí cho bạn chi tiết những rủi ro và những cách quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp kinh doanh tốt nhất trên thị trường ngành gia dụng.

    I. Top 7 rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng

    Thị trường đồ gia dụng Việt Nam đang bùng nổ với tốc độ tăng trưởng lên đến 30% mỗi năm, dự kiến đạt giá trị 11, 8 tỷ USD vào năm 2025. Tuy nhiên, đằng sau tiềm năng to lớn này là những rủi ro tiềm ẩn mà các nhà kinh doanh cần lường trước. Nếu bạn đã đang có ý định kinh doanh đồ gia dụng thì cần tránh 7 rủi ro sau:

    1. Rủi ro về sự biến động của thị trường

    Thách thức lớn nhất mà các nhà kinh doanh cần đối mặt chính là sự biến động của thị trường. Bởi lẽ, yếu tố thị trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm giảm doanh thu, lợi nhuận sụt giảm do giá thành sản phẩm tăng cao, tồn kho sản phẩm lỗi thời khó bán, và mất thị phần vào tay đối thủ cạnh tranh.

    Một trong những cách nhận biết rõ nhất về thị trường biến động chính là:

    Nhu cầu theo mùa: Nhu cầu mua sắm đồ gia dụng thường tăng cao vào các dịp lễ Tết, mùa cưới, mùa mưa.. và giảm sút vào các mùa còn lại. Doanh nghiệp cần dự đoán chính xác nhu cầu để có kế hoạch sản xuất, nhập hàng và bán hàng phù hợp.
    Xu hướng thay đổi: Nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng luôn thay đổi theo thời gian. Doanh nghiệp cần cập nhật xu hướng mới nhất để tung ra sản phẩm phù hợp, đáp ứng thị hiếu thị trường.
    Yếu tố kinh tế: Biến động kinh tế, thu nhập của người dân ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua và nhu cầu tiêu dùng đồ gia dụng. Doanh nghiệp cần linh hoạt điều chỉnh chiến lược kinh doanh để thích ứng với những thay đổi này.

    Ví dụ: Doanh nghiệp A – Chuyên kinh doanh quạt và máy lạnh. Vào mùa hè, nhận thấy nhu cầu các sản phẩm trend khá lớn nên đã ôm số lượng lớn loại sản phẩm này mà không dự tính. Sau 1 thời gian sản phẩm khác lên ngôi sản phẩm này không còn nhiều người mua nữa dẫn đến hàng bị tồn và không bán được.

    2. Rủi ro về nguồn vốn

    Nguồn vốn là "dòng máu" duy trì sự sống cho doanh nghiệp, vì vậy nếu không quản lý và cân đối đủ tốt sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Đặc biệt đối với ngành hàng đồ gia dụng, việc quản lý và cân đối nguồn vốn hiệu quả càng trở nên quan trọng bởi đặc thù nhập hàng số lượng lớn. Vì vậy, nếu thiếu vốn doanh nghiệp sẽ không đủ ngân sách cho các chi phí như nhập hàng và các nguồn chi phí phải tri trả khác có thể gây ra nợ. Nhiều doanh nghiệp phải tìm đến việc thuế chấp tài sản hoặc vay tín dụng và lãi suất cao để duy trì kinh doanh.

    Ví dụ: Doanh nghiệp A nhập khẩu nguyên vật liệu từ Trung Quốc. Do tỷ giá hối đoái giữa Việt Nam và Trung Quốc tăng, giá thành nguyên vật liệu nhập khẩu của doanh nghiệp A tăng cao, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

    3. Rủi ro về chất lượng sản phẩm

    Vấn nạn hàng giả, hàng nhái xuất hiện ngày càng tinh vi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người tiêu dùng, uy tín của doanh nghiệp chân chính và sự phát triển chung của thị trường. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát kỹ trong khâu nhập hàng sẽ dễ gây ảnh hưởng đến phản hồi không tốt từ người mua ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng của thương hiệu.

    4. Sự thay đổi công nghệ trong kinh doanh

    Sự bùng nổ của công nghệ đang tác động mạnh mẽ đến mọi ngành nghề, và kinh doanh đồ gia dụng cũng không ngoại lệ. Các ứng dụng công nghệ tiên tiến đang tạo ra những "cơn gió mới", mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để bứt phá và phát triển. Tuy nhiên nếu các công nghệ mới xuất hiện đồng nghĩa với việc các đồ dùng thô sơ sẽ bị đào thải. Vì vậy nếu tồn kho quá nhiều sản phẩm cũ, lỗi thời có thể gây ra gánh nặng tài chính lớn cho doanh nghiệp, dẫn đến nguy cơ phá sản nếu không xử lý kịp thời.

    5. Rắc rối trong quản lý

    Bất kể doanh nghiệp nào muốn tồn tại trên thị trường cũng cần đến hệ thống quản lý chất lượng. Hệ thống quản lý đóng vai trò như "trái tim" vận hành, bao gồm quản lý con người, chi phí ngân sách, vận hành hệ thống thông tin.. Nếu hệ thống quản lý không được vận hành tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

    Cụ thể về các tác động của quản lý đến với ngành gia dụng như sau:

    Giảm hiệu quả hoạt động, tăng chi phí
    Mất uy tín thương hiệu, gây khó khăn trong việc phát triển

    Doanh nghiệp cần xây dựng hệ thống quản lý bài bản, áp dụng các giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, từ đó gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

    6. Rủi ro về uy tín thương hiệu

    Uy tín thương hiệu là "tài sản vô giá" mà bất kể doanh nghiệp nào cũng sở hữu. Tuy nhiên, một khi thương hiệu của bạn không uy tín không mang lại giá trị cho khách hàng thì hiển nhiên sự lựa chọn của khách hàng là đối thủ chứ không phải bạn.

    Doanh nghiệp có thể sử dụng các phần mềm marketing online tự động như MKT Care, MKT Viral, MKT Post .. để tiếp cận khách hàng tiềm năng, quảng bá thương hiệu và xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp.

    7. Rủi ro bị đối thủ chơi xấu

    Ngành đồ gia dụng được đánh giá là một trong những ngành có mức độ cạnh tranh cao nhất tại Việt Nam, với sự tham gia của nhiều doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước. Chính vì vậy kinh doanh ngành này sẽ tiềm ẩn những rủi ro đến từ sự ganh ghét của đối thủ. Điều này là không thể tránh khỏi vì vậy bạn cần phải dự trù trước những nguy cơ có thể xảy ra và đưa ra các phương án quản lý phù hợp.

    Ví dụ: Đối thủ thuê người đến giả làm khách hàng và làm ầm lên về chất lượng phục vụ của nhân viên. Hiệu ứng đám đông lan truyền vụ này sẽ được nhiều người biết và từ đó cửa hàng trở nên vắng khách.

    II. Lợi thế khi kinh doanh đồ gia dụng

    Theo dự báo của Statista, thị trường đồ gia dụng Việt Nam sẽ đạt giá trị 11, 8 tỷ USD vào năm 2025, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 6, 2% trong giai đoạn 2020-2025. Thống kê này dựa trên những nghiên cứu về các yếu tố sau:

    Đồ gia dụng chiếm khoảng 20% chi tiêu hàng tháng của một gia đình trung bình tại Việt Nam, tạo nền tảng cho sự phát triển ổn định.
    Thị trường đa dạng và phong phú
    65% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm đồ gia dụng có tính năng thông minh
    Khả năng sinh lời cao và lợi nhuận hấp dẫn do biên lợi nhuận trung bình của ngành đồ gia dụng đạt từ 10-15%, cao hơn nhiều so với một số ngành khác
    Hợp tác với nhiều đối tác, tối ưu hóa nguồn lực, mở rộng thị trường.
    Tốc độ đô thị hóa tại Việt Nam đạt khoảng 3% mỗi năm, thúc đẩy nhu cầu về nhà ở và đồ gia dụng.

    Ngành kinh doanh đồ gia dụng hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội phát triển cho các nhà đầu tư với những lợi thế vượt trội và tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Tuy nhiên, để gặt hái thành công trong lĩnh vực đầy cạnh tranh này, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, chiến lược kinh doanh sáng tạo, khả năng thích ứng linh hoạt và nỗ lực không ngừng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

    III. Bí kíp quản lý rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng hiệu quả

    Trên thương trường đầy cạnh tranh, rủi ro luôn tiềm ẩn và có thể gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Tuy nhiên rủi ro đôi khi lại chính là cơ hội để bạn phát triển vì vậy để giải quyết được mọi vấn đề có thể xảy ra bạn cần chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và quản lý

    Bước 1: Xác định và đánh giá rủi ro

    Liệt kê tất cả các rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, bao gồm rủi ro về tài chính, thị trường, hoạt động, uy tín thương hiệu.. Sau đó, phân tích mức độ nghiêm trọng và khả năng xảy ra của từng rủi ro. Sử dụng các phương pháp đánh giá rủi ro như ma trận đánh giá rủi ro, phân tích cây quyết định..

    Bước 2: Lập kế hoạch phòng ngừa rủi ro

    Dựa trên kết quả đánh giá rủi ro, lập kế hoạch phòng ngừa cho từng rủi ro và áp dụng các biện pháp phòng ngừa phù hợp như:

    Giảm thiểu tác động của rủi ro bằng cách tham gia vào nhiều thị trường và sản phẩm khác nhau
    Chuyển giao một phần rủi ro cho công ty bảo hiểm
    Dành riêng một khoản ngân sách để xử lý các tình huống rủi ro bất ngờ
    Đào tạo nhân viên về quản lý rủi ro và xây dựng văn hóa quản lý rủi ro trong doanh nghiệp
    Lên kịch bản cho các tfnh huống có thể xảy ra và đưa ra giải pháp phù hợp

    Bước 3: Theo dõi và cập nhật kế hoạch

    Thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa rủi ro. Đồng thời, cập nhật kế hoạch phòng ngừa rủi ro khi cần thiết để phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh

    Bước 4: Áp dụng công nghệ quản lý rủi ro

    Sử dụng các phần mềm quản lý rủi ro để tự động hóa quy trình quản lý rủi ro và nâng cao hiệu quả. Thu thập và phân tích dữ liệu để có cái nhìn tổng quan về rủi ro và đưa ra quyết định sáng suốt.

    Bước 5: Luôn cảnh giác và chủ động

    Doanh nghiệp cần luôn cảnh giác với những rủi ro tiềm ẩn và chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa. Không ngừng học hỏi và cập nhật kiến thức về quản lý rủi ro để thích ứng với những thay đổi của môi trường kinh doanh.

    Bằng cách áp dụng những bí kíp quản lý rủi ro hiệu quả này, doanh nghiệp đồ gia dụng của bạn có thể giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ hoạt động kinh doanh và gặt hái thành công bền vững.

    IV. Kết luận

    Trên đây là những chia sẻ của phần mềm marketing về những tiềm năng và rủi ro khi kinh doanh đồ gia dụng. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có chiến lược quản lý rủi ro và kinh doanh phù hợp. Cảm ơn bạn đã quan tâm, đừng quên theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!

    _______________________________________________

    Mọi chi tiết xin liên hệ những kênh sau để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ demo sử dụng sản phẩm:

    SDT: 09.1111.6151
     
    hoanganh1410

    hoanganh1410 Chat với người nàyXếp hạng theo số tin rao Thành viên

    Tin:
    1 | Xem tất cả
    Được thích:
    0
    Facebook:
    Link Facebook
    Điện thoại:
    số điện thoại

    Từ khóa

    :
    Chia sẻ trang này