1. Khu vực:

      Hà Nội
    2. Tình trạng:

      Chưa có
    3. Số tiền:

      0 VNĐ
    4. Điện thoại:

      0393093357
    5. Địa chỉ:

      60 Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân, Hà Nội
    6. Thông tin:

      5/9/22, 0 Trả lời, 201 Đọc
  1. Dù bạn là người mơi bắt đầu bước chân vào thế giới ẩm thực Âu cao cấp hoặc là một tín đồ ẩm thực sành sỏi, bạn đều sẽ từng nghe đến “bò dry-aged” (bò lên tuổi). Một kỹ thuật bảo quản thịt bò độc đáo mà chỉ những nhà hàng cao cấp có thể đầu tư thiết bị để thực hiện.

    Nhà hàng Gu Bistronomy tự hào là một trong những nhà hàng âu hiếm hoi ở Hà Nội đem đến cho thực khách cơ hội thưởng thức các món “bò dry-aged”để mỗi trải nghiệm tại GU Bistronomy đều trở nên thăng hoa, đáng nhớ.

    [​IMG]

    Dry-aged steak là gì?
    Dry-aged steak hay còn hiểu nôm na là bò lên tuổi, một kỹ thuật bảo quản thịt độc đáo. Thịt bò được lên tuổi trong một khoảng thời gian để tiết ra các enzyme làm vỡ các sợi collagen trong thịt – nguyên nhân làm thịt khô cứng. Miếng thịt sẽ khô dần phần bên ngoài nhưng bên trong mềm mượt như nhung, mọng nước, đậm đà hương thơm, vị ngọt của sự tươi mới, làm say lòng mọi tín đồ ẩm thực.

    [​IMG]

    Dry-aged steak có an toàn không?
    Dry-aged là một phương pháp bảo quản thịt an toàn vì không cần phải thêm bất kì một loại chất bảo quản hay phụ gia nào không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, người đầu bếp cần phải giàu kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về phương pháp này để bảo đảm áp dụng đúng cách, tránh cho thịt bị hỏng sớm.

    Dry-aged steak khác với wet-aged steak thế nào?
    Dry-aged steak là phương pháp lên tuổi thịt bò trong môi trường khô ráo, kéo dài thời gian bảo quản thịt. Thông thường bò sẽ được lên tuổi trong 90-120 ngày. Trong khi đó, wet-aged steak là phương pháp bảo quản thịt trong hộp hút chân không trong khoảng 4-10 ngày, phương pháp này giúp thịt giữ được độ ẩm tự nhiên, từ đó làm mềm thớ thịt. Cả 2 phương pháp đều có hiệu quả riêng. Tuy nhiên, phương pháp dry-aged vẫn được các Bếp trưởng nhà hàng bít tết yêu thích hơn bởi hương vị đậm đà, ấn tượng hơn so với bò wet-aged.

    [​IMG]

    Khám phá quy trình dry-age bò:

    Khi dry-age bò, người đầu bếp cần bảo đảm đạt được 3 mục tiêu quan trọng nhất:

    • Thớ thịt phải mềm mượt như nhung lụa:
    Bước đầu tiên của việc lên tuổi chính là phá vỡ các sợi collagen trong thịt bằng các enzyme tự nhiên tiết ra từ thịt, giúp thịt đạt độ mềm và mọng tự nhiên.

    • Giảm độ ẩm trong thịt
    Bước thứ 2 chính là làm giảm độ ẩm trong thịt, khi lên tuổi nước trong thịt sẽ dần bị rút đi để tránh làm hỏng thịt sớm. Đồng thời, việc lên tuổi thịt còn thúc đẩy tiết ra chất ngọt tự nhiên giúp bảo quản thịt được lâu hơn.

    Hương vị đậm đà, mềm ngọt tự nhiên nhất của thịt

    Bước cuối cùng, thịt bò dry-aged phải đạt được hương vị tự nhiên nhất. Miếng thịt được lên tuổi hoàn hảo sẽ có hương vị, mùi thơm đậm đà, ngậy béo của các loại hạt, ngũ cốc và vị thơm tự nhiên của thịt bò tươi.

    [​IMG]
    Phần thịt nào lên tuổi ngon nhất?

    Thông thường, các đầu bếp nhà hàng pháp, nhà hàng steak cao cấp sẽ chọn những phần thịt sau để dry-age:

    Ribeye: lượng mỡ cao đem lại kết cấu mềm, mọng cho thịt

    Sirloin: phần thịt thăn ngoại ít mỡ, khi ủ gỗ sẽ giữ được độ ngọt, độ mọng nước và hương vị tự nhiên nhất

    Flank steak: phần thăn bụng ít mỡ nhưng đậm đà.

    Một số phần thịt khác như short rib hay top round cũng được chọn để lên tuổi.

    [​IMG]

    Thưởng thức dry-aged steak ở đâu?
    Các tín đồ ẩm thực có thể tìm đến các nhà hàng pháp, nhà hàng bít tết, nhà hàng âu cao cấp, uy tín để thưởng thức thịt bò dry-aged ngon đúng chuẩn.

    GU Bistronomy là một gợi ý vô cùng hoàn hảo. Với thiết bị dry-age hiện đại, tối tân, nguyên liệu được tinh chọn tỉ mỉ, kỹ lưỡng, sự sáng tạo không giới hạn của Bếp trưởng giàu kinh nghiệm sẽ đưa thực khách chạm đến những cung bậc thăng hoa nhất của nghệ thuật ẩm thực hoàn mỹ, đem lại trải nghiệm đầy cảm xúc, say đắm, khó phai.
     

Chia sẻ trang này