Giống cây bơ booth

Tin rao trong : 'Đồ dùng nông nghiệp', người rao : Cây giống tốt, 21/11/22.

    1. Khu vực:

      Hà Nội
    2. Tình trạng:

      Chưa có
    3. Số tiền:

      0 VNĐ
    4. Điện thoại:

      0916430455
    5. Địa chỉ:

      Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đầu thôn Vàng, ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội
    6. Thông tin:

      21/11/22, 0 Bình luận, 105 Xem
  1. Cây giống bơ booth7 được Trung tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao sản xuất cây giống đầu dòng F1 và cung cấp với giá 24.000đ/1 cây. Cam kết cây chuẩn giống F1, chất lượng cao. Sđt/Zalo: 0916.430.455
    * Đặc điểm: cây giống và trái
    Giống cây bơ Booth 7 có nguồn gốc xuất xứ từ vùng Florrida của Mỹ, giống bơ này ra đời năm 1920 dưới sự trợ giúp đắc lực của Will Booth. Là giống bơ lai giữa hai giống bơ Tây Ấn Độ và giống Guatemala cho ra đời giống bơ mới và được đặt theo tên của Will Booth được đánh số thứ tự từ 1 – 8.
    Tại Việt Nam giống bơ booth 7 này được viện nghiên cứu cây ăn quả Miền Nam mang về trồng thử nghiệm đầu tiên tại khu vực Tiền Giang năm 1988. Đến năm 2000 giống cây bơ này được viện Eakmat triển khai trồng thí nghiệm trên địa bàn tỉnh DakLak và cho đến thời điểm hiện tại này thì giống bơ Booth thích nghi khá tốt với điều kiện khí hậu ở đây. Bơ booth tuy mất mùa nhưng vẫn mang lại hiệu quả kinh kế cao cho bà con nông dân trồng nhiều trên địa bàn này.
    *Kĩ thuật trồng
    1) Chuẩn bị đất trồng bơ :
    Đất trồng bơ phải thoát nước tốt.
    Độ PH của đất đạt từ 5-6.
    Nếu trồng trên đất cà phê cần bổ sung thêm vôi.
    Trồng bơ thực sinh sẽ rất dễ bị thoái hóa giống nên trồng các loại bơ ghép có ưu điểm năng suất cao, ít sâu bệnh, sinh trưởng khỏe vừa đáp ứng được nhu cầu trong nước lại phù hợp tiêu chuẩn xuất khẩu.
    2) Mật độ Trồng :
    Mật độ trồng cây cách cây khoảng 8m x 7m hoặc 9m x 6m.
    Khi trồng xen cây cà phê : cây cách cây 9m x 9m hoặc 9m x 12m.
    Khi trồng cây hố đào có kích thước : 60 x 60 x 60 cm.
    3) Phân bón :
    Lượng phân bón lót cho mỗi hố : 15 – 50kg phân chuồng hoai + phân vi sinh + 0.5kg phân lân + 0.3-0.5 kg vôi.
    Bơ mới trồng cần được che nắng và cắm cọc.
    Phân bón: cây con nên bón từ 4-5 lần/ năm lượng phân bón tùy vào tuổi cây.
    Khi bắt đầu cho quả cần tăng thêm lượng kali bón cho cây.
    Không giống như cây cà phê nên cần cân đối lượng dinh dưỡng theo từng độ tuổi thích hợp.
    Cần bổ sung thêm phân hữu cơ, phân qua lá.
    4) Tỉa Cành :
    Việc tỉa cảnh tạo tán cho cây bơ booth nên được tiến hành tỉa lá 2-3 lần / năm hoặc 1 lần sau thu hoạch.
    Tỉa những cành sâu bệnh, sát gốc.
    Tỉa trống gốc, nâng dần độ cao, tạo tán tròn, đều thông thoáng.
    Cần ngắt hết hoa trong năm đầu để đảm bảo cho cây đủ sức phát triển, không bị kiệt sức.
    Khi cây còn nhỏ phát triển chưa ổn định, điều kiện chăm kém, thiếu nước không nên tỉa cảnh sẽ khiến cây bơ ra lệch mùa so với đặc tính giống.
    5) Phòng trừ sâu bệnh một khâu cực kỳ quan trọng trong kỹ thuật trồng bơ booth 7:
    Phòng trừ sâu bệnh : Theo mô hình IPM : hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, dọn dẹp vườn cây sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế ẩm ướt
    Một số bệnh thường hay xảy ra trên cây bơ booth :
    + Bệnh thối rễ, nứt thân do nấm Phytophthrora.
    + Bệnh khô cành do nấm, bệnh trên quả già.
    Các loại côn trùng hại bơ gồm : mối, dế, kiến, rệp sáp, bọ xít. Những cây bị bệnh có lá vàng nhạt dần dần suy yếu rồi chết.
    Riêng bọ xít hút nhựa đọt non, lá non làm héo và chùn đọt tạo ra các chấm đen trên vỏ quả và nhiều hạt chai cứng trong thịt quả sẽ làm rụng quả từ đó làm giảm năng suất cây bơ.
    Mọt đục thân cành làm giảm quá trình sinh trưởng, phát triển của cây bơ.
    6) Mô hình IPM :
    IPM : chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests Management). Chương trình quản lý dịch hại trong đó căn cứ vào môi trường và các điều kiện sinh thái cụ thể, sự biến động của quần thể các loài sinh vật gây hại từ đó sử dụng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp thích hợp để khống chế quần thể gây hại luôn ở dưới mức có thể gây hại cho cây trồng.
    Hệ thống các biện pháp phòng ngừa bao gồm : kiểm dịch thực vât, điều tra các tác nhân gây hại cho cây trồng để xử lý kịp thời. Biện pháp canh tác, sử dụng giống chống chịu tốt với sâu bệnh, ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp dùng thuốc bảo vệ thực vật theo nguyên tắc 4 đúng : đúng thuốc, đúng nồng độ, đúng lúc và đúng cách.
    Lợi ích từ việc ứng dụng mô hình IPM trong kỹ thuật trồng bơ booth 7 giúp lượng thuốc trừ sâu giảm trên 40 %, lượng giống giảm nhưng năng suất cây trồng được nâng cao từ đó giảm chi phí đầu tư tăng nguồn thu cho bà con nông dân.
    7) Thu hoạch :
    Cây bơ ra nhiều đợt hoa để đảm bảo chất lượng quả và sự phát triển bền vững cho cây bơ bà con nông dân nên thu hoạch từ 2-4 đợt quả.
    8) Dinh dưỡng từ quả cây bơ booth :
    Quả bơ booth khi chín có đặc điểm vỏ chuyển sang màu tím hoặc xanh nhạt hơn, độ bóng thay đổi, có nhiều u cám hay sần hơn, có âm thanh phát ra khi lắc quả.
    Giá trị dinh dưỡng : bơ booth là một trong những loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nhất, giàu năng lượng, hàm lượng chất béo cao, chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin E và nhiều chất bổ dưỡng khác có lợi cho sức khỏe chúng ta.
    Vitamin e có tác dụng bảo vệ các axit chống lại sự oxy hóa nhờ đó làm chậm quá trình lão hóa của tế bào.
    Dầu từ trái bơ được dùng để làm xà phòng,các mỹ phẩm cao cấp.
    Mọi chi tiết xin liên hệ:

    Trung Tâm Giống Cây Trồng Tiên Tiến Chất Lượng Cao –
    CÔNG TY TNHH XNK Nông Nghiệp Tiên Tiến Toàn Cầu
    SĐT/Zalo: 0916.430.455
    - Địa chỉ vườn ươm: Hợp tác xã giống cây trồng cổ bi, đối diện trường mầm non cổ bi cũ, ngã tư chợ Vàng - đường cổ bi - Gia lâm - Hà Nội
    - Địa chỉ trụ sở: Thôn Vàng, xã Cổ Bi, Huyện Gia Lâm, TP Hà Nội
    - Email: [email protected]
    - Web: giongcaytrongkinhtecao.com
    - Trong trường hợp quý khách đăng ký làm đại lý cung cấp cây giống cho Trung tâm sẽ nhận được hỗ trợ về giá và ưu đãi lớn.

    HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN
    CHÚC CÁC NHÀ VƯỜN, TRANG TRẠI TRỒNG CÂY THẮNG LỢI
     

Chia sẻ trang này