Tắt thông báo
Thông báo: hiện nay tình hình lừa đảo trực tuyến xảy ra rất nhiều dưới nhiều hình thức phức tạp. Vì vậy, mọi thông tin trên website này chỉ mang tính chất tham khảo. Không nên tin tưởng dưới bất cứ hình thức nào nếu bạn chưa xác thực được thông tin!

Bí quyết nấu ăn bằng lò vi sóng không mất dinh dưỡng

Tin rao trong : 'Đồ gia dụng khác', người rao : dldenhat, 24/12/15.

    1. Khu vực:

      Tp Hồ Chí Minh
    2. Tình trạng:

      Chưa có
    3. Số tiền:

      10 VNĐ
    4. Điện thoại:

      0901145827
    5. Địa chỉ:

      646 lê Đức Thọ p.15 Q Gò Vấp
    6. Thông tin:

      24/12/15, 0 Bình luận, 551 Xem
  1. dldenhat

    dldenhat Tân thủ Thành viên

    Vì nó quá tiện lợi nên lò vi sóng được rất nhiều người sử dụng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng có nhiều người lo ngại liệu không biết khi nấu ăn trong lò vi sóng có làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của nó hay không? Với những thắc mắc đó chuyên gia sửa lò vi sóng tại nhà sẽ giải đáp để người tiêu dùng hiểu rõ hơn và hướng dẫn chúng ta nấu ăn trong lò vi sóng mà không làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có của thực phẩm.
    Lo ngại của người dùng khi sử dụng lò vi sóng

    Chị Hoa(ngụ P.15, Lê Đức Thọ, Gò Vấp) có con đến tuổi ăn bột nên muốn mua lò vi sóng để tiện hâm bột cho con ăn hằng ngày. Tuy nhiên, chị lại rất lo ngại khi nghe một số bạn bè nói rằng nấu ăn hay thậm chí hâm nóng thức ăn bằng lò vi sóng thôi cũng không tốt, vì sóng viba của lò vi sóng tác động đến các tế bào chất của thực phẩm, làm biến chất thực phẩm và lâu dài gây tác hại cho người ăn thực phẩm đó.

    Không riêng gì chị Hoa, mà thực tế trên thế giới cũng không ít người lo ngại về tác dụng của lò vi sóng đối với thực phẩm. Tuy nhiên, TS Kristin Hendrickson, ngành hóa sinh, Đại học Bang Arizona (Mỹ) cho rằng, lo ngại về việc sóng viba có thể phá hủy chất dinh dưỡng hay do lò vi sóng làm cho thực thẩm mất an toàn là không có cơ sở. Mặc dù lò vi sóng – cũng như mọi phương pháp nấu nướng khác – đều làm giảm một lượng nhỏ vitamin có trong thực phẩm, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy thực phẩm chế biến bằng lò vi sóng thậm chí còn tốt hơn chế biến theo những cách truyền thống.

    Theo TS Kristin Hendrickson, lò vi sóng nấu thực phẩm bằng cách sinh ra các sóng năng lượng làm rung động những hợp chất, cụ thể là các phân tử nước có trong thực phẩm. Các phân tử nước rung động cọ sát vào nhau sinh ra nhiệt do ma sát.

    KS điện – điện tử Trần Quang Hạo nguyên cán bộ Viện Kỹ thuật Quân sự cũng khẳng định, cơ chế hoạt động này giúp sinh nhiệt từ bên trong khối thực phẩm và làm nóng thực phẩm từ trong ra ngoài khiến cho khối thực phẩm chín đều. Sóng cao tần do lò vi sóng phát ra tác động vào các tế bào thực phẩm có thể làm phân rã một số thành phần nhỏ có trong thực phẩm nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm, và cũng không gây nguy cơ nhiễm sóng.

    Mẹo nấu chín thức ăn không làm mất chất dinh dưỡng

    Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, cấu thành từ các chất vĩ mô (đạm, carbonhydrate và chất béo), các chất vi mô (vitamins, chất khoáng), chất xơ và nước. TS Hendrickson khẳng định, việc nấu bằng lò vi sóng không ảnh hưởng đến hàm lượng calo hay độ an toàn đối với sức khoẻ của các chất vĩ mô, dù là ở mức nhỏ nhất. Tất cả các phương pháp làm nóng thực phẩm, kể cả lò vi sóng hay bất kể phương pháp truyền thống nào, đều làm biến tính proteins. Tuy nhiên, quá trình biến tính proteins lại không hề làm giảm giá trị dinh dưỡng của nó. Các vitamin là những chất vi mô mà tế bào cơ thể cần để duy trì trạng thái khoẻ mạnh.

    Việc đun nấu sẽ làm giảm bớt hàm lượng vitamin trong thực phẩm ở một mức rất nhỏ”, TS Hendrickson trích nghiên cứu của TS David Zhang đăng trên Tạp chí khoa học “Hóa thực phẩm”. Theo đó, TS Zhang lưu ý rằng, tất cả thực phẩm nấu chín đều có hàm lượng vitamin thấp hơn khi còn tươi sống, đặc biệt là đối với rau củ. Để bổ sung đủ lượng dinh dưỡng cân bằng như thực phẩm tươi sống chỉ cần ăn nhiều hơn một chút thực phẩm cùng loại đã nấu chín.

    Thực chất, lượng vitamin trong thực phẩm giảm dần khi thời gian đun nấu tăng lên. Do vậy, thời gian nấu nướng càng ngắn – không quan trọng phương thức nấu – thì càng giữ được nhiều vitamin. Một nghiên cứu của TS Michael Schnepf (Đại học Bang Indiana, Mỹ) đã cho thấy rằng, rau củ nấu bằng lò vi sóng thực chất giữ được nhiều vitamin hơn các cách nấu truyền thống, vì lò vi sóng nấu thực phẩm đến cùng mức độ chín nhưng trong thời gian ngắn hơn.